Bệnh sùi mào gà ở phụ nữ và nguy cơ ung thư cổ tử cung

Bệnh sùi mào gà phụ nữ đang ngày một tăng cao do sự thay đổi quan điểm về tình dục, giới trẻ ngày càng suy nghĩ thoáng về chuyện ấy nhưng lại thiếu kiến thức để bảo vệ bản thân khỏi các bệnh xã hội cũng như nguy cơ mang thai ngoài ý muốn. Bệnh sùi mào gà ở phụ nữ và nguy cơ ung thư cổ tử cung đang được các bạn trẻ quan tâm tìm hiểu. Bởi bệnh sùi mào gà ở phụ nữ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tâm lý và đời sống tình dục của chị em.

Theo Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ có tới 50% nữ giới có hoạt động tình dục bị nhiễm virus HPV. Do đó, tốt nhất mọi người nên tự trang bị cho mình những kiến thức y khoa về bệnh để phòng tránh căn bệnh này một cách hiệu quả nhất.

Bệnh sùi mào gà ở phụ nữ (thuật ngữ y khoa phương Tây gọi là mụn cóc sinh dục) do chủng virus HPV gây ra. Bệnh đặc trưng bởi sự xuất hiện của mụn sùi chủ yếu ở bộ phận sinh dục và hậu môn nữ giới.

Ở một số phụ nữ, mụn sùi có liên quan chặt chẽ đến ung thư, gây đe doạ trực tiếp đến tính mạng bệnh nhân nếu như không được phát hiện và được điều trị kịp thời.

Nguyên nhân gây bệnh sùi mào gà ở nữ giới

Nguyên nhân gây ra sùi mào gà bao gồm nguyên nhân gây bệnh trực tiếp và nguyên nhân gián tiếp. Cụ thể:

1. Nguyên nhân trực tiếp gây sùi mào gà ở nữ giới

Sùi mào gà ở nữ giới xuất hiện chủ yếu ở độ tuổi 20 – 45 do virus HPV gây nên. Đây là tác nhân chính gây ra sùi mào gà nữ giới. Chủng virus HPV này rất phổ biến ở người, có tổng cộng trên 120 loại được các nhà khoa học tìm thấy, tuy nhiên, chỉ có khoảng 40 loại ảnh hưởng đến bộ phận sinh dục. Theo ước tính, 90% trường hợp mắc bệnh sùi mào gà là do virus HPV-6 và virus HPV-11.

2. Con đường lây nhiễm sùi mào gà ở nữ giới

Bệnh sùi mào gà chủ yếu lây truyền thông qua các tiếp xúc tình dục, dịch tiết hoặc tiếp xúc da với da. Ở trẻ sơ sinh, lây truyền diễn ra trong lúc sinh.

• Lây truyền qua quan hệ tình dục không an toàn: Các hình thức quan hệ bằng miệng, âm đạo hoặc hậu môn đều có thể là nguyên nhân khiến virus HPV lây lan từ niêm mạc bộ phận sinh dục của người này sang người khác.

• Lây truyền từ mẹ sang con: Thai nhi khi đi qua ống sinh của mẹ, tiếp xúc với virus HPV ở âm đạo, cổ tử cung sẽ nhiễm bệnh. Do đó, bác sĩ khuyến cáo thai phụ mắc bệnh sùi mào gà nên chuyển qua sinh thường.

• Lây truyền gián tiếp: Khi có sự tiếp xúc thân mật như ôm, hôn, dùng chung đồ dùng cá nhân như bàn chải đánh răng, quần lót, hoặc vô tình chạm vùng da hở của mình vào các dịch nhầy sùi mào gà cũng là nguyên nhân gây nhiễm bệnh.

Chú ý: Các yếu tố làm tăng nguy cơ lây lan bệnh sùi mào gà, bị thương tổn ở bộ phận sinh dục, có hành vi tình dục không được bảo vệ như quan hệ với gái mại dâm, quan hệ đồng giới.

Dấu hiệu nhận biết bệnh sùi mào gà ở phụ nữ

Biểu hiện của bệnh sùi mào gà ở nữ giới thường phát triển thầm lặng nên rất khó nhận biết. Một khi xuất hiện, chị em sẽ thấy ngứa rát, đau đớn, âm đạo tiết nhiều dịch, quan hệ tình dục chảy máu.

• Khối u nhú phát triển ở hai môi lớn bé, âm hộ, thành âm đạo, lỗ niệu đạo, cổ tử cung và ống hậu môn nếu có quan hệ tình dục bằng hậu môn.

• Mới đầu, nốt mụn hồng có kích thước nhỏ sau đó sẽ phát triển nặng hơn, lên đến vài cm. Nếu không may cọ xát vào sùi mào gà thì sẽ gây đau đớn.

• Chị em ra nhiều khí hư có mùi hôi, đau rát và ngứa ngáy, đặc biệt khi quan hệ tình dục.

Sùi mào gà ở phụ nữ có gây ung thư không?

Sùi mào gà thường gặp ở những người trong độ tuổi từ 16 – 40, chủ yếu lây nhiễm qua con đường quan hệ tình dục. Cũng có một số trường hợp bị lây nhiễm gián tiếp do tiếp xúc với vật dụng có virus gây bệnh hoặc tiếp xúc thân mật với người bệnh.

Hầu hết sùi mào gà nhỏ và ít, thường tự mất đi, có thể không cần chữa trị nhưng mất nhiều thời gian. Những trường hợp bệnh nặng thì phải chữa ở bệnh viện, phòng khám chuyên khoa da liễu. Bệnh có khả năng lâu truyền cao cho bạn tình nếu không được điều trị kịp thời.

Việc mọc nhiều sùi mào gà khi mang thai có thể gây ảnh hưởng đến con khi sinh đẻ. Sùi mào gà ở thai phụ có thể gây những tai hoạ như chảy máu khó cầm nguy hiểm đến tính mạng, phải mổ để lấy thai nhi ra ngoài, lây bệnh từ người mẹ sang thai nhi dẫn tới trẻ khi sinh ra có biểu hiện của bệnh ở hầu, vòm họng.

Bệnh sùi mào gà có mối liên hệ mật thiết với bệnh ung thư, nguy hiểm nhất là làm tăng nguy cơ ung thư cổ tử cung ở nữ nếu không được chữa trị kịp thời.

Làm thế nào để tránh bệnh sùi mào gà

• Biện pháp phòng tránh bệnh sùi mào gà tốt nhất là quan hệ tình dục chung thủy một một. Cả hai người đều phải bảo đảm không mắc bệnh lây truyền.

• Khám sức khoẻ định kỳ ít nhất mỗi năm một lần nhằm phát hiện và điều trị các vấn đề sức khoẻ từ sớm. Hoặc bạn thường xuyên có quan hệ tình dục không an toàn thì nên thăm khám 6 tháng/ lần để phát hiện bệnh sớm nhất.

• Chế độ sinh hoạt và làm việc khoa học nhằm tăng cường sức đề kháng và nâng cao hệ miễn dịch của cơ thể. Theo đó mà bác sĩ khuyến cáo các bạn nên chú ý chế độ dinh dưỡng đầy đủ, ưu tiên thực phẩm tươi sống, rau xanh và trái cây… Luyện tập thể dục thể thao ít nhất 30 phút mỗi ngày, giữ cho tâm trạng ổn định, tránh căng thẳng, stress.

• Nếu có nghi ngờ mắc bệnh sùi mào gà, cần đến cơ sở y tế khám và điều trị ngay, không thể tự ý mua thuốc về điều trị.

Trên đây là những chia sẻ của các chuyên gia phòng khám Thái Hà về bệnh sùi mào gà ở phụ nữ, hi vọng đã cung cấp đến bệnh nhân những thông tin hữu ích. Mọi băn khoăn nào khác cần tư vấn, xin vui lòng liên hệ đến số 0365 116 117 để được giải đáp.